Melanin là một sắc tố tự nhiên trong cơ thể con người, xuất hiện ở da, tóc và mắt. Sắc tố này đậm hay nhạt còn tùy thuộc vào từng loại melanin. Vậy melanin là gì? Melanin có tác dụng gì? Melanin có gây nám da? Cùng AZ Solution tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Melanin là gì?
Sắc tố melanin là một thuật ngữ dùng chung để chỉ nhóm sắc tố tự nhiên được tìm thấy ở hầu hết sinh vật trong tự nhiên. Ở cơ thể con người, sắc tố melanin tham gia vào quá trình quyết định màu sắc của da, tóc và mắt.
Melanin là sản phẩm của quá trình oxy hóa các amino acid tyrosine và một vài phản ứng trùng hợp phức tạp khác, có 3 loại melanin cơ bản sau:
- Eumelanin: Đây là sắc tố phổ biến nhất, eumelanin tạo ra 2 màu nâu, đen và sẽ có sự pha trộn nhng cơ bản vẫn là những gam màu tối ở tóc, mắt và làn da người.
- Pheomelanin: Đây là một loại cysteine chứa polymer đỏ, trái ngược với Eumelanin, Pheomelanin lại tạo nên những gam màu sáng, đặc biệt là màu đỏ, màu vàng ở tóc và da.
- Neuromelanin: Đây là sắc tố tồn tại trong não bộ giúp tạo nên màu sắc cho các cấu trúc ở khu vực thần kinh, không tham gia quyết định màu sắc các cơ quan hay bộ phận bên ngoài mà ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Melanin được hình thành như thế nào?
Trong cơ thể con người, melanin tồn tại ở dạng hạt với kích thước không đồng đều được tạo nên từ các tế bào đấy ở thượng bì, được gọi là Melanocytes.
Melanocytes đóng vai trò chính yếu trong quá trình sản xuất nên các bào quan Melanosome để từ đó tổng hợp nên Eumelanin và Pheomelanin. Quá trình tổng hợp kết thúc, các sắc tố sẽ được phân phối đến các bào quan trong cơ thể, điển hình chính là da, tóc và mắt.
Sắc tố melanin được sản xuất bởi số lượng melanocytes như nhau ở tất cả mọi người, tuy nhiên đối với từng cá thế, lượng melanin lại có sự khác biệt dẫn đến màu da, tóc hay màu mắt sẽ khác nhau.
Một vài yếu tố tạo nên sự khác biệt nói trên có thể kể đến một vài vấn đề như rối loạn sắc tố, đặc thù công việc phải thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với tia UV, viêm nhiễm, lão hóa hay lượng nội tiết (hormon) ở mỗi người.
Melanin có tác dụng gì?
Không chỉ dừng lại ở vai trò quyết định màu sắc cho tóc, da và mắt, melanin còn là “lá chắn” giúp bảo vệ làn da cực kì tuyệt vời khi chúng ta tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Theo các chuyên gia, bản thân melanin là một chất có khả năng hấp thụ ánh sáng mạnh hay nói cách khác melanin vô cùng nhạy cảm với ánh sáng. Vậy nên khi làn da chúng ta tiếp xúc với bức xạ từ tia cực tím hay còn gọi là tia UV thì lúc này hắc tố melanin được hình thành, ngăn sự tấn công của UV.
Việc hình thành melanin trong trường hợp này được xem là điều hết sức tự nhiên của cơ thể giúp tiêu tan hơn 99% tia UV hấp thụ và giảm thiểu tối đa nguy cơ gây nên ung thư da. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định rằng melanin còn có khả năng kháng khuẩn, cân bằng nhiệt, chống oxy hóa, làm chậm tiến trình lão hóa và giảm thiểu sự mài mòn da.
Tuy nhiên để melanin có thể thực hiện tốt vai trò bảo vệ da, nó cần đạt trạng thái cân bằng nội sinh nghĩa là không xảy ra tình trạng tăng sinh quá mức hay bất thường.
Melanin có gây nám da?
Như đã nói ở trên việc duy trì melanin ở trạng thái cân bằng sẽ giúp phát huy được vai trò bảo vệ da tốt nhất có thể. Tuy nhiên, vì một vài lý do bất khả kháng nào đó mà melanin có thể được hình thành một cách mất kiểm soát, dẫn đến những vấn đề về da như sạm nám, tàn nhang, viêm da…
Sạm nám da – Melanin là gì?
Dưới tác động của bức xạ nhiệt từ tia UV có trong ánh nắng mặt trời, các mô liên kết tế bào da bị phá hủy, kích thích cực đại các melanocytes dẫn đến melanin được sản sinh một cách mất kiểm soát. Kết quả ta nhìn thấy trên mặt, cổ, tay và chân xuất hiện các đốm hoặc mảng có màu nâu đến nâu sậm, gọi chung là nám.
Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạm nám da cũng không hoàn toàn đến từ việc tăng sinh quá mức melanin mà còn nhiều lí do khác nhau như: yếu tố di truyền, rối loạn nội tiết, chế độ sinh hoạt không phù hợp, sử dụng mỹ phẩm không đúng cách…
Tàn nhang – Melanin là gì?
Tàn nhang là tình trạng xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu nhạt hoặc màu be trên da, đặc biệt là ở vùng mũi và má. Tình trạng này xảy ra khi làn da chúng ta chịu tác động liên tục bởi ánh nắng mặt trời dẫn đến melanin tăng sinh quá mức và tích tụ trên da.
Nguyên nhân thật sự khiến melanin tăng sinh quá mức trong trường hợp này là do chúng ta không thực hiện những biện pháp bảo vệ da như thoa kem chống nắng, che chắn cẩn thận khi tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng.
Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu về gen, người da trắng là đối tượng dễ và thường xuyên gặp phải tàn nhang do yếu tố di truyền từ bố mẹ. Tùy vào cơ địa mà tàn nhang có thể là những đốm nhỏ hoặc tập trung thành từng mảng dày gây ảnh hưởng đến ngoại hình.
Thâm sau viêm da – Melanin là gì?
Thông thường khi da bị trầy xước hoặc vết thương hở từng mảng thì vùng da mới được hình thành sau đó thường sậm màu hơn, bạn có bao giờ thắc mắc tại sao không?
Đó là do cơ thể tự điều chỉnh sản sinh melanin tại vùng da bị thương nhằm tạo hàng rào bảo vệ tổn thương trưc những yếu tố bất lợi từ môi trường, đặc biệt là tia UV. Để cải thiện tình trạng này điều bạn nên làm là phải kiên nhẫn đợi vết thương lành hẳn và sử dụng những phương pháp hỗ trợ khác nhằm làm giảm sắc tố melanin.
Ngoài ra, melanin còn là thủ phạm gây nên bệnh bạch tạng do yếu tố di truyền, mất thính lực do cơ thể thiếu hụt melanin và bệnh Parkinson do sự sụt giảm neuromelanin ở hệ thần kinh.
Qua bài viết, chúng ta có thể thấy bản chất của melanin là một yếu tố không chỉ quyết định màu da, tóc, mắt mà còn giúp bảo vệ làn da. Chúng ta cần chủ động bảo vệ da bằng cách ngăn chặn sự tăng sinh quá mức của melanin thông qua việc che chắn kỹ lưỡng, sử dụng kem chống nắng trước khi tiếp xúc với ánh mặt trời nhé!